Làm thế nào để tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể?

Làm gì để tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể? Sau đây là nhữngng phương pháp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch đơn giản và hiệu quả bạn có thể tự xem xét thực hiện

Hệ miễn dịch là gì?
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch
Cách tăng sức đề kháng, sức miễn dịch của cơ thể

  1. Uống đủ nước giúp tăng sức đề kháng
  2. Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh
  3. Vệ sinh môi trường sống giúp không khí sạch sẽ
  4. Bổ sung vitamin và khoáng chất qua thực phẩm

Để cơ thể có sức đề kháng, hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn nên thường xuyên bổ sung các kiến thức về dinh dưỡng; cũng như duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Những điều này tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng để duy trì đạt hiệu quả cao thì lại có độ phức tạp nhất định.

Một số kiến thức nhỏ về dinh dưỡng và sức khỏe dưới đây sẽ góp phần bảo vệ hệ miễn dịch của bạn và cả gia đình.

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài. Miễn dịch là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại

Hệ miễn dịch trong tiếng Anh là “Immune System” - hệ thống miễn dịch. Được định nghĩa là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan.

Chính vì vậy, củng cố hệ miễn dịch được xem là yếu tố then chốt để chủ động bảo vệ sức khỏe, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp hiện nay. Để hiểu thêm về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch cũng như những cách tăng sức đề kháng, hãy cùng dành ra vài phút tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Làm gì để tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể? hệ miễn dịch là gì

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng… Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, cơ thể sẽ nhanh chóng sản sinh ra các protein (còn gọi là kháng thể) để phá hủy các tế bào lạ. Ở cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, rào chắn sẽ được lập tức hình thành giúp ngăn chặn từ đầu các tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp vi khuẩn, virus vượt qua được rào chắn, hệ miễn dịch sẽ tiếp tục giải phóng các tế bào bạch cầu và protein để phá hủy các chất lạ này.

Hệ miễn dịch có khả năng phát hiện hàng triệu kháng nguyên khác nhau. Chính vì vậy, đảm bảo một hệ miễn dịch khỏe mạnh là yếu tố tiên quyết để ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh.

Cách tăng sức đề kháng, sức miễn dịch của cơ thể

Uống đủ nước giúp tăng sức đề kháng

Phần lớn các hoạt động chuyển hóa chất trong cơ thể là phản ứng thủy phân. Do đó bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt nhất. Trao đổi chất giúp cơ thể tạo ra năng lượng, đào thải độc tố. Trong khi thiếu hụt nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước tinh khiết mỗi ngày là cách tăng sức đề kháng mùa dịch đơn giản mà hiệu quả nhất.

Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh

Tập thể dục đều đặn là một trong những cách tăng sức đề kháng vô cùng hiệu quả. Một mặt tập thể dục giúp tăng cường trao đổi chất. Mặt khác nó góp phần đào thải độc tố, giúp cơ thể sản sinh kháng thể nhiều hơn. Tất nhiên luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp ích về mặt thể chất mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần, giúp giảm stress và cảm thấy yêu đời hơn.

Thậm chí não bộ cũng cần được tập thể dục để có thể luôn luôn suy nghĩ minh mẫn, và làm chủ được cảm xúc.

Vệ sinh môi trường sống giúp không khí sạch sẽ

Rất nhiều vi khuẩn, virus trong quá trình "tiếp cận" con người đã học cách "nâng cấp" hơn và tồn tại ngay trong bầu không khí. Do đó con người cần hết sức cẩn thận và vệ sinh môi trường sống thường xuyên, tránh để cho môi trường ẩm mốc hay bám đầy bụi bẩn. Đặc biệt cần lưu ý rửa tay sáu bước theo quy chuẩn rửa tay từ WHO và hạn chế đưa tay lên mặt. Tuy không phải là cách tăng sức đề kháng mùa dịch trực tiếp nhưng vệ sinh môi trường sống là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, virus.

Bổ sung vitamin và khoáng chất qua thực phẩm

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là cách tăng sức đề kháng hiệu quả nhất. Bằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, các phản ứng sinh hóa sẽ được diễn ra ổn định. Bên cạnh vitamin C vốn đã phổ biến với khả năng củng cố hệ miễn dịch, vitamin D mới đây cũng được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cơ thể "chiến đấu" với tác nhân gây bệnh. Đặc biệt thiếu hụt vitamin D sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch và tăng tính nhạy cảm của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp.

Ngoài vitamin C, D có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, cơ thể cũng rất cần kẽm (đặc biệt là kẽm Gluconate). Kẽm có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào lympho B, lympho T và đại thực bào giúp tạo hệ thống phòng thủ và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng. Đồng thời bổ trợ cho hoạt động của vitamin C và hình thành hệ thống miễn dịch chắc chắn.

Tuy nhiên việc bổ sung kẽm cần được thực hiện đúng mức. Thiếu hay dư thừa kẽm trong cơ thể đều để lại những hệ quả không hay. Do đó hãy chủ động kiểm soát việc bổ sung kẽm bằng cách sử dụng ZinC Gluconate từ BProtected. Bên cạnh việc thực hiện một số cách tăng sức đề kháng mùa dịch kể trên để củng cố hệ miễn dịch thật khỏe mạnh.

Ngoài những việc đó ra. Việc phát hiện bệnh sớm là điều tối cần thiết. Khi sức đề kháng kém dễ lây lan bệnh. Nên việc biết mình có bệnh khi còn khỏe mạnh đang sống, lao động và học tấp bình thường là điều không phải ai cũng quan tâm.

Theo: Mrs Đại Hồng
Chuyên viên tư vấn SSK

← Bài trước Bài sau →