Kinh nghiệm sử dụng nồi ủ Thermos

Trích theo: https://kenh14.vn

Nếu bạn là một người yêu và thích mua sắm những đồ dùng cho nhà bếp chắc không còn lạ lẫm gì với chiếc nồi ủ đa năng Thermos được rất nhiều bà nội trợ khoe khéo và lăng xê nhiệt tình.

Cũng nghe đây đó về tác dụng của chiếc nồi này, chị Hồng Nhung (hiện đang sống và làm việc tại Ninh Bình) cũng là một trong số những người sắm về nhà món đồ bếp này từ khá sớm, vào năm 2016.

Chiếc nồi ủ Thermos Shuttle Chef size 4.3l màu xám sang trọng được chị Nhung mua với giá 3 triệu, từ một địa chỉ order xách tay quen mặt.

Với kinh nghiệm 5 năm dùng nồi ủ Thermos, mẹ đảm chia sẻ 3 tips vàng cho người lần đầu sử dụng - Ảnh 1.

Chị Hồng Nhung và ba người con của mình

Theo chị Nhung, lý do lớn nhất lúc đó để chị đi tới quyết định mua nồi là nghe quảng cáo tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện và quan trọng là giữ chất dinh dưỡng rất tốt, thành phẩm là nước dùng trong veo. Nhà có 3 cậu con trai nên chị Nhung muốn sắm một chiếc nồi này để nấu các món ngon cho bé.

"Tới năm nay là 2021 rồi nhưng nồi ủ vẫn được xếp ở vị trí quen thuộc trong bếp của gia đình thì đủ hiểu nó hay được sử dụng thế nào rồi nhé. Trong quá trình sử dụng mình có phát hiện được nhiều tips sử dụng nồi ủ này rất hay và để dành cho những ai chưa biết. Hi vọng những chia sẻ này của mình sẽ hữu ích tới cho mọi người", chị Hồng Nhung chia sẻ.

Nồi ủ đa năng Thermos Shuttle Chef size 4.3l có giá 3 triệu đồng của gia đình chị Hồng Nhung đang sử dụng.

Ưu điểm:

- Các món hầm chỉ cần đun từ 15 - 20 phút trên bếp. Sau đó nhấc ra và ủ, đến giờ là ăn thôi. Bằng cách này sẽ tiết kiệm được ga, điện và thời gian ninh nấu.

- Nồi giữ nhiệt bằng chân không và nhiệt độ cao nhất vào khoảng 100 độ nên đồ ăn trong nồi không có mùi hầm và không bị mất các chất vitamin.

- Các món có thể nấu là: cháo, hầm thịt, làm nhừ thức ăn như khi đặt trên bếp mà không cần phải mất nhiều thời gian đun. Đặc biệt không bao giờ làm cháy khét thức ăn.

- Giữ được độ nóng trong 1 ngày. Bạn chỉ cần nấu 15 - 20 phút tùy theo từng loại đồ ăn. Sau đó đậy nắp ủ thức ăn sẽ mềm và giữ được độ nóng cả ngày, không cần phải hâm lại nhiều lần.

Nhược điểm:

Thế nhưng, nồi ủ này vẫn có nhược điểm là bạn cần có kế hoạch chuẩn bị trước các món ninh cần nhiều thời gian.

Với kinh nghiệm 5 năm dùng nồi ủ Thermos, mẹ đảm chia sẻ 3 tips vàng cho người lần đầu sử dụng - Ảnh 2.

Chiếc nồi ủ có thiết kế hiện đại, sang trọng giúp tôn lên không gian cho phòng bếp

Với kinh nghiệm 5 năm dùng nồi ủ Thermos, mẹ đảm chia sẻ 3 tips vàng cho người lần đầu sử dụng - Ảnh 3.

Nồi ủ đa năng Thermos Shuttle Chef size 4.3l màu xám sang trọng

3 điều quan trọng nhất khi dùng nồi ủ Thermos cho người lần đầu sử dụng

Lần đầu sử dụng nồi ủ Thermos, chị Hồng Nhung thử món bò hầm với canh sườn khoai tây, cà rốt thì thấy thất vọng hoàn toàn. Bò hầm ra vẫn bị cứng và dai nhất định.

"Mình lúc đó đã làm đúng theo lời người bán hướng dẫn. Thịt được xào qua cho chín, châm nước và đun sôi ùng ục 5 phút rồi mới bỏ vào nồi ủ. Thế mà thành quả lúc đó khiến mình thất vọng như thế nào vì đã trót bỏ ra số tiền lớn để tậu nó về.

Vác thành quả lên mạng xin ý kiến chị em, mình được nhiều người đưa lời khuyên. Có người nói là nồi bị xì chân không nên hỏng, có người lại bảo nồi có vấn đề vì họ ủ từ sáng đến đầu giờ chiều là tơi thịt, có người tư vấn nấu 20 phút thay vì nấu 5 phút như tôi đã làm.

Sau khi tổng hợp lại ý kiến của mọi người, mình cũng mạnh dạn thử lại và kết quả là thành công mỹ mãn. Sau đó mình rút ra được 3 điều quan trọng nhất khi sử dụng chiếc nồi ủ này", chị Hồng Nhung chia sẻ.

1. Món càng nhiều nước càng nhừ tốt hơn

Với kinh nghiệm 5 năm dùng nồi ủ Thermos, mẹ đảm chia sẻ 3 tips vàng cho người lần đầu sử dụng - Ảnh 4.

Cấu tạo của chiếc nồi ủ Thermos Shuttle Chef

GIF.

Càng nhiều nước sẽ càng giúp thực phẩm nhừ tốt hơn

Điều này đến từ cấu tạo của chiếc nồi ủ. Chiếc nồi gồm 1 lõi nồi và 1 vỏ nồi. Phần vỏ có 2 lớp, được sử dụng công nghệ chân không để giữ nhiệt cho món ăn. Vì thế, nồi có thể giữ nóng lâu sau khi đã đun sôi trên bếp, và cứ trung bình sẽ giảm khoảng 3 độ C/giờ.

Cơ chế của chiếc nồi là ủ và dùng chính phần nhiệt này để làm chín mềm thức ăn. Chính vì thế, việc bạn chuẩn bị thực phẩm với lượng nước giữ nhiệt tốt như thế nào cũng sẽ quyết định đến khả năng thành công của món ăn.

Nó khác hoàn toàn với cơ chế hoạt động của nồi nấu chậm và nồi áp suất vì luôn có nguồn năng lượng giúp duy trì nhiệt độ của đồ ăn.

Nhiều người khuyên nồi ủ thích hợp nhất với những món nhiều nước còn món kho và hầm sẽ cần tốn công hơn.

2. Thực phẩm trong nồi phải chiếm 60-80% dung tích

Với kinh nghiệm 5 năm dùng nồi ủ Thermos, mẹ đảm chia sẻ 3 tips vàng cho người lần đầu sử dụng - Ảnh 6.

Chiếc nồi ủ có dung tích là 4.3 lít

GIF.

Để đạt hiệu quả bạn nên bỏ ít nhất là 60% dung tích

Cũng giống như lượng nước, thành phẩm sử dụng trong nồi cũng giúp quyết định lượng nhiệt năng giữ lại làm mềm. Như hồi chị Hồng Nhung nấu cháo cho bé, để từ đêm hôm trước tới sáng hôm sau chỉ cần dùng thìa gỗ đánh lên là như tơi rồi. Nhưng khi ninh cháo đỗ đen cho người lớn, chị ninh ít hơn chỉ khoảng 1 nửa nồi thì thành quả lại không được bung như khi nấu cháo cho con.

Điều này khiến chị Nhung suy đoán, việc lượng thực phẩm không đủ trong nồi cũng sẽ tác động làm mất nhiệt nhanh hơn. Nó lý giải vì sao món bò hầm của chị, chiếm chưa tới nửa nồi ủ lại không đủ mềm.

Một điều quan trọng nữa là nước nên ngập mặt thực phẩm, chiếm ít nhất là 1/3 nồi. Vì như giải thích ở trên, nước nhiều sẽ giúp giữ nhiệt tốt hơn.

3. Nên gia nhiệt lần 2

Với kinh nghiệm 5 năm dùng nồi ủ Thermos, mẹ đảm chia sẻ 3 tips vàng cho người lần đầu sử dụng - Ảnh 8.

Món cháo cho bữa sáng của các bé được làm từ nồi ủ Thermos

Quay lại với món bò hầm, vì nhà chị Nhung thường thích ăn. Chị Nhung ưa hầm nạm bò ta, sẽ dai và khó nhừ hơn. "Bình thường với món này, dùng nồi ninh áp suất phải mất tới 20 - 25 phút mới nhừ. Nay sử dụng nồi ủ khiến mình cũng hoang mang. Đọc thử các bình luận của chị em cũng thấy hầu hết món kho, bò kho, gà kho đều phải nấu khoảng nửa tiếng với được cho vào nồi ủ".

Thế là chị Nhung áp dụng mẹo gia nhiệt lần 2. Món tối hôm trước đun khoảng 5 phút, cho vào nồi ủ. Sáng hôm sau tiếp tục đun thêm 5 phút nữa. Đến tối về thành quả là những miếng bò, miếng sườn tơi nhừ, nước dùng thì ngọt lừ.

Thế nhưng nghe qua thì phát hiện ngay nhược điểm quá mất thời gian và lích kích khi phải chờ từ tối hôm trước tới bữa tối hôm sau mới được ăn vậy. Nhưng quen việc và sắp xếp thì thành quả xứng đáng với những gì bạn chờ đợi đấy.

Trích theo: https://kenh14.vn

[shortcode]:[Nồi ủ chân không Thermos, siêu bền, tiết kiệm thời gian và an toàn,Nồi ủ chân không siêu bền, an toàn, dễ sử dụng]

← Bài trước Bài sau →